Kiểm định chất lượng công trình xây dựng là hoạt động kiểm tra, xác định chất lượng của sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình, hoặc công trình xây dựng so với yêu cầu của thiết kế và quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật thông qua việc thí nghiệm, kết hợp với xem xét, đánh giá hiện trạng bằng trực quan.
I.Mục tiêu của công tác kiểm định chất lượng công trình xây dựng:
– Kiểm định để thay đổi công năng công trình: Thực tế công trình qua sử dụng theo thời gian chúng ta đôi khi cũng cần thay đổi công năng để phù hợp với nhu cầu sử dụng hiện tại như: Chuyển từ văn phòng thành xưởng sản xuất, nhà ở thành văn phòng, nhà ở – văn phòng thành nhà hàng – khách sạn, Nâng Thêm Tầng, Cải tạo nâng tầng. Khi đó Bình Nguyên sẽ kiểm định để trả lời cho Khách hàng câu hỏi : Chuyển công năng ( hoặc nâng tầng ) có được hay không, nếu không được thì cần gia cố ở vị trí nào để được ?
– Kiểm định để xác định nguyên nhân sự cố công trình: Một số công trình bị sự cố như nứt, nghiêng, lún khi đang xây dựng hoặc khi đang sử dụng . Khi đó Bình Nguyên sẽ kiểm định để trà lời cho Khách hàng 02 câu hỏi Vì sao công trình có sự cố như vậy và khắc phục sự cố đó như thế nào ?
– Kiểm định để giải quyết tranh chấp: Khi có sự tranh chấp giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu về chất lượng thi công. Bình Nguyên sẽ kiểm định để trả lời cho Khách hàng câu hỏi Nhà thầu đã làm đúng với hợp đồng và tiêu chuẩn hay chưa?.
II. Các trường hợp cần thực hiện công tác kiểm định chất lượng:
- Khi công trình xảy ra sự cố hoặc có khiếm khuyết về chất lượng.
- Khi có tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng.
- Kiểm định định kỳ công trình xây dựng trong quá trình sử dụng.
- Cải tạo, nâng cấp hoặc kéo dài tuổi thọ công trình xây dựng.
- Phúc tra chất lượng công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng.
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
III. Tiêu chí thực hiện của Bình Nguyên:
– Kiểm định để Khách hàng biết rõ Nguyên nhân và Hiện trạng công trình một cách Nhanh & Trung Thực.
IV. Công tác kiểm định chất lượng công trình xây dựng:
1. Kiểm định chất lượng bê tông:
- Kiểm định độ đồng nhất ( rỗng, rỗ) của bê tông.
- Kiểm tra cường độ :
STT Phương pháp thực hiện Tiêu chuẩn áp dụng Thiết bị thường dùng Ưu điểm Nhược điểm 1 Bắn súng bật nẩy xác định cường độ nén của bê tông TCVN 9334:2012 Súng bắn bật nẩy : Matest-Italy Không phá hủy cấu kiện Độ chính xác thấp 2 Siêu âm kết hợp bắn súng bật nẩy xác định cường độ nén của bê tông TCVN 9335:2012 Máy siêu âm bê tông Tico hoặc Matest, … và súng bắn bật nẩy Không phá hủy cấu kiện Phụ thuộc nhiều vào kỷ năng của người thực hiện 3 Siêu âm đánh giá độ đồng nhất của bê tông TCVN 9357:2012 Máy siêu âm bê tông Tico Không phá hủy cấu kiện Phụ thuộc nhiều vào kỷ năng của người thực hiện 4 Khoan lấy mẫu, nén kiểm tra TCXDVN 239:2006 Máy khoan lấy mẫu và máy nén bê tông Độ chính xác cao Để lại khuyết tật lỗ khoan trong cấu kiện
2. Kiểm tra cốt thép:
– Kiểm tra số lượng ,đường kính và chiều dày lớp BT bảo vệ cốt thép: TCVN 9356 : 2012.
– Kiểm tra khả năng rỉ sét của cốt thép trong bê tông: TCVN 9346 : 2012.
– Thiết bị thực hiện: Elcometer THD 331
3. Xác định rộng và độ sâu vết nứt:
– Xác định độ rộng vết nứt.
– Xác định độ sâu vết nứt bê tông: TCVN 9357 : 2012.
– Thiết bị thực hiện: Máy siêu âm bề rộng vết nứt có độ phóng đại 100 lần, máy Tico.
4. Thử tại công trình:
– Tiêu chẩn áp dụng : TCVN 9344 : 2012 Kết cấu bê tông cốt thép – Đánh giá độ bền của các bộ phận kết cấu chịu uốn trên công trình bằng phương pháp thí nghiệm chất tải tĩnh
– Nguyên lý : Chất tải lên sàn và đo độ biến dạng của các cấu kiện với độ chính xác 0.01mm.
– Thiết bị thực hiện: Đồng hồ so, máy toàn đạc leica.
5. Xác định độ biến dạng của công trình:
– Các biến dạng thường gặp : Nghiêng, võng.
– Tiêu chuẩn áp dụng: Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu hiện hành ; tiểu chuẩn đánh giá độ nguy hiểm công trình TCVN 9381 : 2012
– Thiết bị thực hiện: Máy toàn đạc leica.
6. Xác định độ siết chặt của liên kết bu lông:
– Tiêu chuẩn áp dụng: theo chỉ tiêu kỹ thuật
– Thiết bị thực hiện: Cờ lê lực.