02436.658.037

Kiểm tra lắp đặt trang thiết bị y tế, thang máy

Kiểm tra trang thiết bị y tế, thang máy

1. Những thiết bị y tế nào cần thực hiện kiểm định hoặc hiệu chuẩn ?

Thông thường các thiết bị thuộc danh mục hàng hóa nhóm 2 (là danh mục hàng hóa có khả năng gây mất an toàn) đều phải thực hiện kiểm định. Ngoài ra các thiết bị thuộc danh mục hàng hóa nhóm 1 có thể kiểm định dựa vào thông số của nhà sản xuất đưa ra. Như vậy các trang thiết bị y tế sau cần thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn:

  • Kiểm định Trang thiết bị y tế thuộc loại B, C và D được quy định tại Nghị định số 36/2016/NĐ-CP và Nghị định 169/2018/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế.
  • Kiểm định, hiệu chuẩn huyết áp kế
  • Kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo điện tim
  • Kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo điện não
  • Kiểm định máy theo dõi bệnh nhân dùng trong y tế
  • Kiểm định máy thở dùng trong y tế
  • Kiểm định máy phá rung tim, tạo nhịp và sốc tim dùng trong y tế
  • Kiểm định bơm tiêm điện 2 kênh
  • Kiểm định lồng ấp trẻ sơ sinh
  • Kiểm định dao mổ điện
  • Kiểm định máy chụp CT-Scaner
  • Kiểm định máy chụp X-quang dùng trong y tế



Một số thiết bị y tế

2. Kỹ thuật an toàn khi lắp đặt thang máy:

* Chuẩn bị cho lắp đặt
Trước khi tiến hành thi công lắp đặt hệ thống nhà thầu bán thang máy sẽ cử nhân viên có chuyên môn tay nghề để tận kiểm tra tính đầy đủ của điều kiện lắp đặt:
     – Như kiểm tra kích thước thông thủy hố thang, phòng máy
     -Chiều cao các tầng, độ sâu hố pit
     -Vị trí lắp đặt nguồn điện và Attomat để cắt nguồn điện thang máy 
     -Đèn chiếu sáng phải được bố trí không làm ảnh hưởng tới công việc lắp đặt thang máy
     -Kiểm tra sự đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động, thiết bị phòng cháy chữa cháy

Công tác kiểm tra tính đầy đủ của điều kiện phải chặt chẽ chu đáo đảm bảo đúng theo thiết kế ban đầu, nếu có sự sai khác so với thiết kế thì cần phải nghiên cứu, xem xét tìm cách khắc phục.
* Tiến hành lắp đặt
     -Khi hàn phải che chắn bảo vệ thiết bị thang máy tránh tác động nhiệt và xỉ hàn, không được hàn dây điện khi đã đặt dây, mọi chi tiết máy phải được xếp gọn ngăn nắp không nên bừa bãi.
     -Trong công tác thi công không nên thi công một mình đề phòng những bất trắc trong quá trình lao động ta nên phân công mỗi nhóm từ 2 người trở lên khi thi công họ sẽ tương trợ lẫn nhau, mang bảo hộ mũ, dầy dép, gang tay, kính … vật dụng bảo hộ đầy đủ cho quá trình làm việc.
     -Không được làm việc trong hay trên nóc cabin khi thang máy đang chuyển động 
     -Có người trong cabin không được thử bộ hãm an toàn
     -Chỉ được làm việc trên nóc cabin khi cabin đã được treo chắc chắn vào cáp, chỉ cho phép tối đa 2 người được ngồi cùng một lúc trên nóc cabin và không được ngồi với tư thế thả lõng hai chân xuống giếng thang  

 

 

-Không đứng ngoài hành lang để thò tay qua cửa tầng và cửa cabin mà khởi động thang máy, các thiết bị nâng hạ khi thi công như puli, tời, papăng cso thể được treo vào các kết cấu của giếng thang phải đảm bảo được độ ổn định
    -Qúa trình thi công nên nghiêm cấm qua lại những người không phân sự, đồng thời treo bảng cấm “nguy hiểm” giảm sự tò mò của trẻ con. 
Lắp đặt thang máy là quá trình rất dễ sảy ra tai nạn lao động, để đảm bảo tính an toàn tuyệt đối cho nhân viên lắp đặt cũng như tương lai cho người sử dụng thì việc tuân thủ các quy định về nguyên tắc an toàn lao động đòi hỏi hết sức nghiêm ngặt. Biện pháp tối ưu giúp giảm thiểu tay nạn thang máy, mong rằng các chủ đầu tư thang máy tuân thủ tốt các quy định đưa ra.